28 câu hỏi lý thuyết và Đáp án chi tiết môn Bảo hiểm thương mại

Số trang: 55      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.53 MB      Lượt xem: 3011      Lượt tải: 1

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

28 CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
***
Câu 1. Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường, so sánh bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại.
*Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường
a. Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư
Từ khi các loại hình bảo hiểm ra đời cho đến nay đã chứng minh, bảo hiểm góp phần to lớn trong việc ổn định tài chính cho các cá nhân và các tổ chức tham gia bảo hiểm. Có thể là ổn định về thu nhập cũng có thể là ổn định về tài chính. Khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm, nếu bị tổn thất các cơ quan hay doanh  nghiệp bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất làm cho sản xuất kinh doanh phát triển bình thường. Điều đó thể hiện vai trò bủ đắp thiệt hại và khắc phục tổn thất của bảo hiểm. Nói đến bảo hiểm là nói đến khả năng bồi  thường khi có  tổn  thất xảy ra, và vai  trò của các công  ty bảo hiểm  là  cung  cấp  các  loại dịch vụ đặc biệt nhằm khôi phục khả năng vật chất, tài chính như trước khi xảy ra rủi ro, hoặc bồi thường cho người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm con người. Khi có tổn thất xảy đến với đối tượng được bảo hiểm thì nhiệm vụ cơ bản của bảo hiểm là khắc phục những hậu quả đó, ổn định đời sống và quá trình sản xuất - kinh doanh.
Vai trò này đáp ứng được mục tiêu kinh tế của người tham gia nên đối tượng tham gia ngày càng đông đảo.Trong các nền kinh tế hiện đại, bảo hiểm còn trực tiếp đảm bảo cho các khoản đầu tư. Nhà kinh tế học người Pháp Jerome Yeatman đã viết : “ Không phải các kiến trúc sư mà là các nhà bảo hiểm đã xây nên Newyork, chính là vì  không một nhà đầu tư nào dám mạo hiểm hàng tỷ đô la cần thiết để xây dựng những tòa nhà chọc trời ở Manhattan mà lại k hông có đảm bảo được bồi thường nếu hỏa hoạn hoặc sai phạm về xây dựng xảy ra. Chỉ có các nhà bảo hiểm mới dám đảm bảo điều đó nhờ cơ chế bảo hiểm.” Điều này đúng với hầu hết các loại đầu tư như đầu tư xây dựng các giàn khoan dầu khí, đầu tư thiết kế và sản xuất các loại vệ tinh, đầu tư xây dựng siêu thị. Hầu hết các dự án đầu tư hiện nay đòi hỏi phải có bảo hiểm. Không có sự đảm bảo của bảo hiểm thì các chủ đầu tư mà nhất là các ngân hàng liên quan sẽ không dám mạo hiểm đầu tư vốn cho dự án.
b. Bảo hiểm là một trong những kênh huy động vốn rất hữu hiệu để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, người ta luôn phai tính đến những rủi ro có thể gặp phải, và luôn muốn chủ động trong tình uống xấu nhất. Việc tự khắc phục rủi ro đòi hỏi các cá nhân, tổ chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ dự phòng. Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ dự phòng sẽ là một khoản tiền không nhỏ, có nhả năng sinh lợi lớn nếu đem đầu tư. Các cơ quan và DNBH thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro va sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho phép họ có một số tiền rất lớn và cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra giữa thời điểm xảy ra rủi ro do tổn thất và thời điểm chi trả hoặc bồi thường luôn có khoảng cách. Khoảng cách thời gian này có thể kéo dài nhiều năm. Khi đó số phí thu được phải dựa vào dự trữ dự phòng và phải đem đầu tư để thu lãi.
Vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng thì phải có một thị trường vốn phát triển lành mạnh, các kênh thu hút vốn đa dạng để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn. . Ngày nay, các công  ty bảo hiểm  là một kênh huy động vốn không  thể  thiếu của nền kinh  tế và đang ngày càng được khai  thác một cách hiệu quả, do phạm vi hoạt động  rộng,  các  loại  hình  bảo  hiểm phong  phú. Thông  qua  các  hợp  đồng  bảo hiểm, các công ty bảo hiểm đã tập trung lượng tiền phân tán rải rác thành những quĩ tiền tệ khá lớn. Quĩ bảo hiểm đã trở thành một định chế tài chính trung gian quan trọng trên thị trường vốn. Đặc biệt, thông qua loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đã khuyến khích các tầng lớp nhân dân tăng cường tiết kiệm và qua đó đã thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi để đầu tư.
Điều đó khẳng định vai trò huy động vốn để đầu tư của toàn ngành bảo hiểm là vô cùng quan trọng đối với các nền kinh tế
c. Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách nhà nước
Với các loại quỹ bảo hiểm ngày càng tăng do người tham gia đóng góp, các cơ quan, DNBH sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời cho họ để ổn định đời sống và sản xuất. Vì vậy ngân sách Nhà nước không phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro. Mặt khác, các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại còn có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế. Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảo hiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, bảo hiểm đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc tốt khâu phòng ngừa và hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối đa tài sản công cộng, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp nhà nước giảm bớt chi tiêu những khoản lớn để bù đắp những tổn thất như phải xây dựng đường xá, cầu cống, nhà xưởng, cong trình… ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước.
d. Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh cuộc sống
Khi kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì người ta càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai. Môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi ro mới. Những rủi ro thiên nhiên như bão lũ, hạn hán, cháy rừng tự nhiên… đang trở lên hết sức phức tạp. Thế giới đang biến triển hết sức phức tạp, khó đoán như chiến tranh, khủng bố, xung đột. trong tình 
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi