Các biện pháp tính thuế giá trị gia tăng và lý giải sự khác biệt trong cách tính - Bài tập Luật Tài chính

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 444.56 KB      Lượt xem: 1250      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Các biện pháp tính thuế giá trị gia tăng và lý giải vì sao có sự khác biệt trong cách tính - Bài tập Luật Tài chính

***

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa, nhận dịch vụ. Điều 2 Luật Thuế GTGT năm 2008 quy định: “Thuế GTGT là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Thuế GTGT được thu qua mỗi khâu của quá trình sản suất kinh doanh. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy định tại Điều 9 Luật thuế GTGT 2008 hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

1. Phương pháp khấu trừ thuế (Điều 10 Luật thuế GTGT, Điều 7 Nghị định 123/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT).

Nội dung cơ bản của phương pháp khấu trừ thuế là số thuế GTGT phải nộp được tính trên cơ sở số thuế GTGT đầu ra trừ (-) đi số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Ta có công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế như sau: Số thuế GTGT phải nộp = (Thuế GTGT đầu ra) – (Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ).

Trong đó cần phải xác định các yếu tố:

• Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế đã xác định và tính trong giá bán cho người nhận hàng hóa dịch vụ (trong giá thanh toán). Phần thuế này được tính trên toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT. Cách tính thuế GTGT đầu ra như sau: Thuế GTGT đầu ra = (giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra) x ( thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó).

Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, theo quy định pháp luật tại Điều 7 Luật thuế GTGT. Thuế suất được quy định rõ cho từng loại ngành nghề kinh doanh, từng chủng loại hàng hóa dịch vụ tại Điều 8 Luật thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng.

 

• Thuế GTGT đầu vào: Là thuế xuất hiện ở khâu mua vào, được tính trong tổng giá mà chủ thể nộp thuế đã trả để nhận được hàng hóa, dịch vụ. Cách tính thuế GTGT đầu vào như sau: Thuế GTGT đầu vào bằng = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế TGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi