Câu hỏi lý thuyết + Tình huống Pháp luật đại cương (có Đáp án)

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 992.35 KB      Lượt xem: 12938      Lượt tải: 3

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI LÝ THUYẾT + TÌNH HUỐNG

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

(CÓ TRẢ LỜI)

PHẦN I: CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1: Phân tích

a, Khái niệm Quy phạm pháp luật

b, Đặc điểm Quy phạm pháp luật

c, Cơ cấu quy phạm pháp luật

d, Điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật vs điều luật

Bài làm:

  1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo lập trật tự ổn định cho sự phát triển của xã hội.

- Hệ thống quy tắc xử sự phải do NN ban hành ban hành đúng theo trình tự thủ tục, đúng cả tên gọi; phải phù hợp với trình độ kinh tế, trình độ văn hoá. Như vậy quy phạm pháp luật mang tính chất khách quan của xã hội.

- Hệ thống quy tắc xử sự phải được NN bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước, bắt buộc toàn xã hội phải thực hiện.

- Hệ thống quy tắc xử sự phải thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện trong pháp luật: thiết lập và bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị, đồng thời đảm bảo một xã hội ổn định, phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

- Hệ thống quy tắc xử sự là nhân tố rất quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội làm cho xã hội ổn định, công bằng tiến bộ.

  1. Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó mang đầy đủ những đặc tính chung vốn có của một qui phạm xã hội như : là qui tắc xử sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Thông qua quy phạm pháp luật ta biết được hoạt động nào có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào không có ý nghĩa pháp lí, hoạt động nào phù hợp với pháp luật, hoạt động nào trái với pháp luật.v.v.

Ngoài những đặc tính chung của qui phạm xã hội thì quy phạm pháp luật còn có những đặc tính riêng là :

- Tính giai cấp: + QPPL thể hiện ý chí giai cấp thống trị được hợp pháp hóa thành ý chí nhà nước. Nó được đặt ra để bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị

                        + QPPL dùng để điều chỉnh về mặt giai cấp của các quan hệ xã hội, hướng các QHXH phát triển theo một “trật tự” phù hợp với ý chí giai cấp thống trị.

- Tính xã hội: Bên cạnh việc phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị, pháp luật còn phải bảo đảm cho lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội -> QPPL phản ánh các nhu cầu, quy luật tồn tại khách quan của cộng đồng xã hội.

- Tính quy phạm: Nói đến tính quy phạm là nói đến tính phổ biến, bắt buộc chung:

          + Tính phổ biến: QPPL được áp dụng rộng rãi với mọi cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của VBPL tương ứng; đồng thời, QPPL được áp dụng nhiều lần với nhiều đối tượng trong không gian và thời gian xác định.

          + Tính bắt buộc chung: QPPL là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Dù muốn hay không thì mọi người đều phải tuân theo các QPPL.

- Tính nhà nước: QPPL thể hiện ý chí nhà nước, do nhà nước ban hành, tổ chức và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước với các biện pháp như thuyết phục, giáo dục, cưỡng chế,…

  1. Cơ cấu quy phạm pháp luật : gồm có giả định, quy định, chế tài.

* Giả định

-  Khái niệm.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi