Chuẩn mực tôn giáo đối với lĩnh vực pháp luật - Bài tập học kỳ Xã hội học đại cương

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 592.48 KB      Lượt xem: 1288      Lượt tải: 1

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Chuẩn mực tôn giáo đối với lĩnh vực pháp luật - Bài tập học kỳ Xã hội học đại cương

***

A)PHẦN MỞ ĐẦU

Thế giới ngày càng phát triển, con người ngày càng tiến bộ và xã hội cũng đang dần dần đổi mới. Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta không thể không nhắc đến cả một hệ thống các quy phạm đa dạng và phong phú mà nếu không có nó thì không biết xã hội này như thế nào. Trong hệ thống quy phạm ấy, nổi bật là hai loại quy phạm đã góp phần điều chỉnh phần lớn các hành vi của con người: Quy phạm pháp luật và quy phạm tôn giáo. Ở Việt Nam, trong sáu vấn đề cấp bách trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ "thực dân và phong kiến thực hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương để thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương, Giáo đoàn kết". Quan điểm đó của Người đã được kế thừa xuyên suốt qua bốn bản Hiến Pháp của Việt Nam. Ngoài ra ở rất nhiều quốc gia một tôn giáo được coi là quốc giáo như: Cộng hòa Italia (Công giáo chiếm 98% dân số), Vương quốc Arập-Xêút (Hồi giáo chiếm 100%) hay Vương quốc Thái Lan (Phật giáo chiếm 95%).

Từ đó có thể thấy được sự quan trọng của tôn giáo đối với Nhà nước và Pháp luật.  Việc nghiên cứu các chuẩn mực tôn giáo là hết sức quan trọng. Bài tiểu luận dưới đây xin đi sâu giải quyết vấn đề: “ Phân tích nội dung chuẩn mực tôn giáo? Tác dụng của việc nghiên cứu chuẩn mực tôn giáo đối với lĩnh vực pháp luật”.

  1. B) PHẦN NỘI DUNG
  2. I) Một số lý luận chung về chuẩn mực tôn giáo

1)      Định nghĩa chuẩn mực tôn giáo

Tôn giáo là một hệ thống niềm tin về vị trí của cá nhân con người trong thế giới, tạo ra một trật tự cho thế giới đó và tìm kiếm một lý do cho sự tồn tại trong đó.

Chuẩn mực tôn giáo là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa trên những tín điều, giáo lý tôn giáo, những quy ước về lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo cùng với các thiết chế tôn giáo (nhà thờ, chùa chiền, thánh đường), được ghi chép và được thể hiện trong các bộ sách kinh điển của các dòng tôn giáo khác nhau.

2)      Điều kiện để một tôn giáo được thừa nhận là dòng tôn giáo thực sự

Tôn giáo đã ra đời, tồn tại từ nhiều thế kỷ trước đây, có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội, ảnh hưởng tới cả các thiết chế không tôn giáo như gia đình, văn hóa, đạo đức, nhà nước....Tính đến năm 2014, Phật giáo- tôn giáo cổ xưa nhất đã có 2558 năm tồn tại, Thiên Chúa giáo có 2014 năm tồn tại và Hồi giáo có 1396 năm tồn tại. E.Durkhiem cho rằng : “ Tôn giáo là một hệ thống các niềm tin và thực hành liên quan đến các vật thiêng liêng, có nghĩa là những vật được đặt riêng ra và bị cấm đoán- chúng kết hợp tất cả những ai là tín đồ vào một cộng đồng tinh thần gọi là giáo hội”.

Một tôn giáo được thừa nhận là dòng tôn giáo thực sự khi nó có giáo chủ, giáo hội, giáo dân và giáo lý.

Giáo chủ trong tôn giáo là một lực lượng siêu tự nhiên, có quyền năng, sức mạnh siêu phàm, được con người “thần thánh hóa”, tôn thờ, trở thành “linh thiêng” và tác động trở lại tới niềm tin của con người.Trong Thiên chúa giáo, Giáo chủ là Chúa  Jesus; Phật tổ Thích ca mâu ni là giáo chủ trong Phật giáo;  trong Hồi giáo là Thánh Allah và sứ giả Mohammed.

Giáo hội là tổ chức của một dòng tôn giáo được hình thành, thiết lập nhằm liên kết, tập hợp những người có cùng niềm tin vào giáo chủ, giáo lý nhất định thành một cộng đồng tinh thần; có chức năng điều hành, trị sự các công việc thuộc nghi lễ, sinh hoạt của tôn giáo đó. Chẳng hạn trung tâm giáo hội Giatô giáo là tòa thánh Vatican (có quy chế như một nhà nước). Người đứng đầu giáo hội là Đức Giáo hoàng. Hay như giáo hội Công giáo (cụ thể hơn gọi là giáo hội công giáo Roma hay giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã là một giáo hội thuộc Kitô giáo, hiệp thông hoàn toàn với vị giám mục giáo phận Roma, hiện nay là giáo hoàng Phanxicô.Ở Việt Nam giáo hội Phật giáo Việt Nam là giáo hội Phật giáo duy nhất được Chính Phủ Việt Nam công nhận hiện nay và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Pháp chủ của giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ.

Giáo dân là cộng đồng những người cùng có niềm tin vào giáo chủ, giáo lý,là thành viên của một giáo hội tôn giáo nhất định, tham gia vào các nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo đó.Nơi đó có thể là nhà thờ, chùa, thánh đường.....Tùy theo ngôn ngữ của  mỗi dân tộc, giáo dan của mỗi dòng tôn giáo được gọi theo những cách khác nhau như trong tiếng việt, giáo dân của Thiên chúa giáo được gọi là con chiên, giáo dân của Phật giáo được gọi là Tăng ni, Phật tử; giáo dân của của Hồi giáo được gọi là tín đồ....

Giáo lý là tập hợp các tín điều tôn giáo, giới luật, lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo được xác lập trong các bộ kinh điển của các tôn giáo nhằm củng cố, gia tăng đức tin, điều tiết các hoạt động tôn giáo, điều chỉnh hành vi, hoạt động của giới chức tôn giáo và các tầng lớp giáo dân; được họ thừa nhận, tán thành và tuân theo một cách tự nguyện.Giáo lý là nguồn lực tinh thần, là nền tảng của chuẩn mực tôn giáo.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi