Đề cương 37 câu hỏi ôn tập Xã hội học đại cương có đáp án - Phần 1 (Câu 1- 10)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 962.84 KB      Lượt xem: 18866      Lượt tải: 23

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Đề cương 37 câu hỏi ôn tập Xã hội học đại cương có đáp án - Phần 1 (Câu 1- 10)

***

Câu 1: Xã hội học là gì? Trình bày đối tượng nghiên cứu của xã hội học và mới quan hệ giữa xã hội học với các khoa học xã hội khác?

  1. Khái niệm: Về mặt thuật ngữ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, XHH “Sociology” có gốc ghép từ 2 chữ: Societas”+“logos” có nghĩa là học thuyết, nghiên cứu. Như vậy XHH được hiểu là học thuyết về xã hội, nghiên cứu về xã hội.

Về mặt lịch sử, thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên năm 1938 trong cuốn “Thực chứng luận” của nhà xã hội học Aguste Comte. Từ đó, năm 1938 được lấy làm mốc ra đời của môn xã hội học. A.Comte được coi là cha để của XHH.

Nghiên cứu mối quan hệ này XHH chỉ ra đặc điểm tính chất, đk, cơ chế của sự hình thành vận động và biến đổi tương tác giữa con người và xh.

Hiện có nhiều trường phái XHH với các quan điểm khác nhau nhưng các định nghĩa về XHH mà họ tìm ra cũng có nhiều điểm tương đồng:

- XHH là một môn khoa học thuộc các khoa học XH, nghiên cứu các tương tác XH, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan XH và các hành vi hoạt động của con người trong các tổ chức, nhóm XH.

- Theo các nhà XHH Xô viết trước đây thì XHH macxit là khoa học về các quy luật phổ biến và đặc thù của sự vận động và phát triển của các hệ thống XH xác định; là khoa học về cácc cơ chế hoạt động và các hình thức biểu hiện của quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, tập đoàn XH, giai cấp, dân tộc.

- Theo định nghĩa của G.V. Osipov: “Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành  của các hệ thống XH xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm XH, các giai cấp và các dân tộc”. 

Định nghĩa chung XHH:

XHH là một lĩnh vực khoa học Xh nghiên cứu quy luật, tính quy luật của sự hình thành, vận động, biến đổi mối quan hệ, tương tác qua lại giữa con người và xã hội.

  1. Đối tượng nghiên cứu:

XH là một chỉnh thể rộng lớn toàn diện, là khách thể nghiên cứu của nhiều KHXH, trong đó có XHH.Theo đó, đối tượng nghiên cứu của XHH là các quan hệ Xh, tương tác XH được biểu hiện thông qua các hành vi Xh giữa người với người trong các nhóm, các hệ thống Xh. 

Xét trong tiến trình phát triển của XHH, các vấn đề kép : “con người – xã hội”; hành động xã hội – cơ cấu xã hội”; và “vi mô - vĩ mô” .  là chủ đề trung tâm trong nghiên cứu XHH. 

Quan điểm chính thống được thừa nhận về đối tượng N/c của XHH:

- Là giữa một bên là con người với tư cách là các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng XH với một bên là XH với tư cách là các hệ thống XH, các thiết chế Xh và cơ cấu xh.

Nói một cách khaí quát, đối tượng nghiên cứu của XHH là mối quan hệ tương tác về hành vi XH của con người, mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm, cộng đồng người và một bên là xã hội với tư cách là hệ thống XH, cơ cấu XH.

  1. Mối quan hệ giữa XHH và các KHXH khác.

* Với Triết học :

Triết học là khoa học nghiên cứu quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Quan hệ giữa XHH và triết học là mối quan hệ giữa 1 KHXH cụ thể với 1 KH về thể giới quan trong quan hệ đó. Triết học và KH triết học  Mác-Lênin là nền tảng thế giới quan, là cơ sở PP luận cho ng.cứu của XH học, macxit. Các nhà XHH macxit vận dụng chủ nghĩa DVLS và phép biện chứng duy vật làm công cụ lý luận sắc bén để nghien cứu và cải thiện mối quan hệ giữa con người và XH.

     Ngược lại qua nghiên cứu thực nghiệm XHH lại cung cấp số liệu thông tin, bằng chứng mới, số liệu mới mẻ cho khái quát triết học về con người và XH, làm cho triết học không bị khô cứng, lạc hậu trước những biến đổi, quy luật mới về đời sống XH vận động không ngừng.

     Triết học và XHH là hai KH độc lập nhưng chúng có tính biện chứng, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

* Với sử học và tâm lý học:

XHH ra đời sau, tiếp thu và kế thừa rất nhiều thành tựu, tri thức của sử học và tâm lý học để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa con người với XH.

XHH có mối liên hệ chặt chẽ với TL học và Sử học. Các nhà XHH có thể vận dụng cách tiếp cận tâm lý học để xem xét hành động XH với tư cách là hoạt động cảm tính, có đối tượng, có mục đích. XHH có thể coi cơ cấu XH, tổ chức XH, thiết chế XH với tư cách như là những chủ thể hành động. XHH có thể quán triệt quan điểm LS trong việc đánh giá tác động của hoàn cảnh, điều kiện XH với con người. Các nhà nghiên cứu có thể phan tích yếu tố “thời gian xã hội” qua các khái niệm tuổi tác, thế hệ … khi giải thích những thay đổi XH trong đời sống con người.

* Với Kinh tế học.

KT học nghiên cứu quá trình sx, tổ chức sản xuất, phương pháp lưu thông sản phẩm, phân phối tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ  trong XH,  XHH ng/cứu bối cảnh văn hoá, cách tổ chức xã hội và mối quan hệ XH giữa người với người trong quá trình kinh tế, sự tác động của lĩnh vực kinh tế lên đời sống XH của con người .

XHH kế thừa vận dụng, vay mượn của Kinh tế học những khái niệm, phạm trù và lý thuyết thích hợp nhắm nghiên cứu đối tượng của mình. Chẳng hạn như: lý thuyết trao đổi, lý thuyết vốn con người và khái niệm thị trường, bắt nguồn từ kinh tế học, nay đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu XHH. Những khái niệm XHH như mạng lưới Xh, vị thế Xh hay hành động XH đang được các nhà KT học rất quan tâm.

Mối quan hệ giữa XHH và KT học phát triển theo ba xu hướng tạo thành ba lĩnh vực KH liên ngành. Một là KT học Xh rất gần với KT học chính trị, hai là XH học Ktế và ba là lĩnh vực nghiên cứu “Kinh tế học xã hội”

* Với chính trị học :

     Chính trị học chủ yếu nghiên cứu quyền lực và sự phân chia quyền lực - lĩnh vực chính trị của đời sống XH. Phạm vi quan tâm CTrị học khá rộng từ thái độ, hành vi chính trị cảu cá nhân tới hoạt động ch.trị của các nhóm, tổ chức và lực lượng XH. XHH cũng nghiên cứu về quyền lực XH (Nảy sinh tồn tại giữa người với người trong XH) nhưng chú trọng và tập trung vào mối liên hệ giữa các tổ chức, thiết chế chính trị và cơ cấu xã hội. Mói quan hệ chặt chẽ giữa XHH và CT học thể hiện trước hết ở việc cùng vận dụng các lý thuyết, khái niệm và phương pháp chung cho cả CT học và XHH. Ví dụ: PP phỏng vấn, điều tra dư luận XH và phân tích nội dung đang được áp dụng phổ biến trong hai lính vực khoa học này.

     Giữa XHH và các Kh khác có sự giao thoa về tri thức. Trong mối quan hệ đó. Do XHH ra đời sau nên được nhận nhiều hơn cho (tri thức, thành tựu, khái niệm, phạm trù). Điều đó có nghĩa là XHH không ngừng tiếp thu các thành tựu của các khoa học khác. Trên cơ sở đó, XHH có nhiệm vụ phát triển và hoàn thiện hệ thống khái niệm, phạm trù và PP luận nghiên cứu của mình.

 

Câu 2: Cơ cấu xã hội học là gì ? Các cấp độ nghiên cứu của cơ cấu xã hội học ?

a. Có thể căn cứ vào mức độ trừu tượng, khái quát của tri thức XHH để phân chia

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi