[Luận văn] Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường Mầm non

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 622.43 KB      Lượt xem: 1747      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

[Luận văn] Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường Mầm non

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động và có sức mạnh vô cùng to lớn thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người và trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người mà không cần đến ngôn ngữ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi con người. Trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật gần gũi với trẻ được trẻ yêu thích và là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ được cái hay cái đẹp của nghệ thuật. Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đưa vào ý thức của trẻ mối quan hệ thẩm mỹ với thế giới, với nghệ thuật một cách sâu sắc dễ dàng. Đó là sự hình thành mối quan hệ giữa trẻ với âm nhạc nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội, cảm thụ, hiểu cái đẹp, phân biệt được cái hay cái dở, biết hoạt động độc lập và sáng tạo khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau. Có thể nói rằng giáo dục âm nhạc đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường, lớp Mầm non. Tất cả trẻ mầm non đều yêu thích âm nhạc chúng muốn được hòa mình vào những bài hát nhí nhảnh hồn nhiên, hòa mình với những điệu múa mềm mại, hòa mình với những trò chơi âm nhạc ngộ nghĩnh đáng yêu và các hoạt động âm nhạc đã giúp cho chúng thỏa mãn được nhu cầu ấy, giúp những tâm hồn thơ ấu ấy phát triển toàn diện nhân cách. Ở trường mầm non, cô giáo không chỉ là người mẹ hiền thứ hai mà còn là người trực tiếp thổi vào những tâm hồn trong trẻo, ngây thơ những rung động, cảm thụ về âm nhạc để bé có những cảm giác vui tươi, hưng phấn trong học tập và vui chơi. Như vậy, hoạt động âm nhạc có vai trò quan trọng, góp phần phát triển toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, thể lực và đặc biệt là thẩm mỹ cho trẻ mầm non. 2 Song thực tế chất lượng hoạt động âm nhạc ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên chưa thật sự đạt được những yêu cầu trên. Là cán bộ quản lý tôi nhận thấy qua dự giờ thăm lớp, qua quan sát các hoạt động âm nhạc của trẻ tại các nhóm lớp thì việc tổ chức các hoạt động âm nhạc theo chủ đề, tổ chức lồng ghép hoạt động âm nhạc theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, tổ chức các trò chơi âm nhạc.... chưa thật sự đạt hiệu quả cao, giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ tại nhà trường. Từ những hạn chế trên, nếu biết vận dụng một cách sáng tạo linh hoạt việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ, thường xuyên tổ chức kiến tập bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, tích cực sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi phù hợp ... thì chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non sẽ được nâng cao. Chính vì vậy năm học 2012- 2013 tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ hàng ngày ở trường Mầm non ” để nghiên cứu và tìm ra những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ hàng ngày tại trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên. II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp chỉ đạo “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc hàng ngày cho trẻ ở trường Mầm non”. 2. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động giáo dục âm nhạc tại 11 nhóm lớp và 22 cô giáo ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. 3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng hết tháng 3 năm 2013. III. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ hàng ngày ở trường Mầm Non và chất lượng đội ngũ giáo viên từ đó tìm ra biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên nói riêng các trường mầm non trong toàn huyện Than Uyên 3 nói chung. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ lần đầu được áp dụng có hiệu quả tại trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên. Trên cơ sở rút ra từ kinh nghiệm quản lý chỉ đạo hệ thống các giải pháp đã được áp dụng thực tế và mang lại hiệu quả, đó là : Chỉ đạo giáo viên căn cứ vào đặc điểm cảm thụ âm nhạc của trẻ mần non theo từng độ tuổi để tổ chức có hiệu quả hoạt động âm nhạc theo từng chủ đề; Giáo viên linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ theo từng thời điểm trong ngày tại trường mầm non; Thông qua việc tổ chức hoạt động lễ hội nhằm nâng cao chất lượng âm nhạc cho trẻ mầm non; Giáo viên tích cực trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, trong việc sưu tầm trò chơi, làm và sử dụng đúng mục đích ý nghĩa của đồ dùng đồ chơi trong hoạt động âm nhạc của trẻ tại trường mầm non.
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi