LVTS_ Đề xuất các giải pháp tuyên truyền những nội dung chủ yếu về tài chính công đoàn theo Luật Công đoàn

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.79 MB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Công tác quản lý tài chính là nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời đối với hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi quốc gia. Công tác quản lý tài chính công đoàn của cả nước nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng không nằm ngoài quy luật đó. Cũng như hệ thống tài chính của nhà nước, tài chính công đoàn là điều kiện đảm bảo cho tổ chức công đoàn hoạt động và thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ nhằm xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh. Do đó, tài chính công đoàn có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động công đoàn của thành phố Hải Phòng. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất biện pháp tăng cường công tác quản lý tài chính công đoàn tại thành phố Hải Phòng là cần thiết, cấp bách đối với Liên đoàn Lao động thành phố, góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Công đoàn năm 2012, tạo điều kiện để Liên đoàn Lao động thành phố thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đối với sự phát triển của thành phố và công nhân viên chức lao động, đoàn viên công đoàn. Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu về biện pháp tăng cường công tác quản lý tài chính công đoàn nói chung, tại thành phố Hải Phòng nói riêng là đề tài rất mới trong các cơ sở đào tạo, hầu như chưa có luận văn thạc sỹ, đề án tiến sỹ nào nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng đối với tổ chức Công đoàn, việc quản lý tài chính công đoàn luôn luôn là vấn đề khó, nhạy cảm, quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc trở ngại, cần phải tập trung đầu tư, nghiên cứu từ thực tế của cơ sở và tìm giải pháp hữu hiệu. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính công đoàn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính công đoàn là việc làm mang ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn. 1 Tính cấp thiết của đề tài Công tác quản lý tài chính công đoàn bao gồm quản lý nguồn thu tài chính công đoàn. Thu kinh phí công đoàn và thu đoàn phí công đoàn là nguồn thu chủ yếu của tài chính công đoàn, ngoài ra còn nguồn thu khác cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu tài chính công đoàn. Đồng thời với việc thu tài chính công đoàn là việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công đoàn các cấp nói chung, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng nói riêng. Đặc biệt trong tình hình thực tế hiện nay, Luật Công đoàn năm 2012 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 01/2013, đó là sự khẳng định của Đảng, Nhà nước, Quốc hội về vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn, địa vị pháp lý của của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, đối tượng đóng kinh phí công đoàn không chỉ là các đơn vị đã có công đoàn mà bao gồm cả các đơn vị, doanh nghiệp chưa có công đoàn. Theo quy định trước đây đơn vị, doanh nghiệp trích kinh phí công đoàn theo tiền lương phải trả cho người lao động, theo Luật Công đoàn năm 2012, thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi