Ôn tập lý thuyết Lịch sử kinh tế chi tiết

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 1113      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu


Ôn tập lý thuyết Lịch sử kinh tế chi tiết

Chương I : KINH TẾ VIỆT NAM
Phần kinh tế việt nam sẽ được chia làm 7 phần cụ thể theo trình tự thời gian
I-Thời kì Pháp đô hộ ( 1858 – 1945 ) 80 năm
Sau thời gian sau hơn 80 năm đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp đã làm rung chuyển mạnh xã hội phong kiến Việt Nam, làm chuyển biến tính chất và trình độ nền kinh tế nước ta
*Về tính chất của nền kinh tế
-Nền kinh tế Việt Nam mất dần tính chất phong kiến thuần túy , trở thành nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến
-Sản xuất hàng hóa phát triển nhưng quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì và tồn tại một cách phổ biến
-Các chính sách của thực dân Pháp đã thúc đẩy sự ra đời của thành phần kinh tế tư bản tư nhân và giai cấp tư sản Việt Nam . Nhưng khi mới hình thành , giai cấp tư sản nước ra bị Pháp cạnh tranh , chèn ép và chỉ có thể hoạt động được trong những khe hở của CNTB độc quyền ngoại quốc à do đó tiềm lực kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ bé
*Về mặt xã hội
-Thực dân Pháp đã thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với địa chủ và tư sản , sự liên kết giữa thế lực thực dân và địa chỉ phong kiến trở thành lực cản rất lớn đối với sự phát triển của xã hội , kìm hãm sự phát triển lịch sử khách quan của dân tộc Việt Nam
*Về trình độ phát triển của nền kinh tế
-Sự xâm nhập của tư bản Pháp đã kéo theo sự xuất diện một số nhân tố mới trong nền kinh tế Việt Nam , đó là những cơ sở hạ tầng trong giao thông vận tải , những xí nghiệp quy mô lớn sử dụng máy móc kỹ thuật tương đối hiện đại
-Các công ty của người Pháp đem theo phương thức kinh doanh của nền sản xuất tư bản lớn với hiệu quả cao hơn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhanh hơn
-Cơ cấu kinh tế bắt đầu có sự biến đổi , kinh tế hành hóa tư bản này phát triển hướng vào phục vụ thị trường trong và ngoài nước , do đó kinh tế tự cung tự cấp có chiều hướng thu hẹp
-Những chuyển biến của nền kinh tế chủ yếu diến ra ở đô thị , nông thôn vẫn là nền kinh tế phong kiến lạc hậu . Công nghiệp tuy có sự phát triển nhất định nhưng còn nhỏ bé , quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạm , lao động chủ yếu vẫn là trong nông nghiệp
*Đời sống nhân dân thấp kém
-Dân số tăng nhanh , trong đó 90% lại còn sống ở nông thôn , mà nông thôn lại là tầng lớp có mức sống thấp nhất trong xã hội
-Đời sống của công nhân và những người làm nghề khác như nhân viên trong các công sở , trí thức Việt nam cũng rất eo hẹp
-Sự tăng trưởng kinh tế không đem lại lợi ích cho đa số nhân dân lao động , đời sống vật chất thiếu thốn , đời sống văn hóa tinh thần còn nghèo nàn ( 90 % dân số mù chữ )
Trải qua gần một thế kỷ Thực dân Pháp đô hộ Việt Nam , nền kinh tế nước ra phải gánh chịu hậu quả nặng nề : đó là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu , phụ thuộc chặt chẽ và đế quốc . Thực dân Pháp kìm hãm sự phát triển nền kinh tế nước ra không cho tiến lên chủ nghĩa tư bản , điều đó đã kàn cho kinh tế Việt Nam lạc hậu thêm so với thế giới , nhân dân ngày một bần cùng hóa : bị ăn đói , mặc rách , bệnh tật , mù chữ ... Do vậy luận điểm “ Khai hóa “ của Pháp vẫn thường khoe khoang , tuyên truyền chẳng qua chỉ là sự bịp bợm , xuyên tạc mà thôi
II Kinh tế kháng chiến giai đoạn 1945 - 1946
1)Khẩn trương mở chiến dịch cứu đói
-Kêu gọi nhân dân đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau , lá lành đùm lá rách
-Khuyến khích tăng gia sản xuất  , nhà nước đưa ra nhiều biện pháp để hỗ trợ người nông dân
-Ban hành một số sắc lệnh nhằm giải quyết khó khăn về lương thực , cấm đầu cơ tích trữ , cấm dùng lương thực để nấu rượu , tạo điều kiện thuận lợi cho hành hóa tự do lưu thông
-Vận động nhân dân khai hoang phục hóa trồng hoa màu ngắn ngày , tạo điều kiện cho nông dân vay vốn để sản xuất .
Bằng những biện pháp tích cực trên sau hơn 1 năm sản lượng lương thực và hoa màu đều được tăng lên . Năm 1946 sản lượn lúa tăng 38,8% , diện tích trồng hoa màu tăng 3 lần so với năm 1944 , nhờ đó nạn đói đã căn bản được giải phóng .
2)Đấu tranh xây dựng nền tài chính , tiền tệ độc lập
a)Tài chính .
-Chính phủ kêu gọi sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thông qua trong trào : “ Quỹ độc lập “ và “ Tuần lễ vàng “ được tổ chức vào ngày 19/91945 nhằm thu gom số lượn vàng trong nhân dân để phục vụ cho quốc phòng . Kết quả : chính phủ đã thu được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng
-Khuyến khích nhân dân ăn cơm nhà làm việc nước . không lĩnh lương bằng sinh hoạt phí
-Kêu gọi nhân dân ủng hộ xây dựng nền tài chính trên cơ sở xóa bỏ thuế bất công , thuế vô lý như thuế thân và miễn giảm một số loại thuế khác . Kết quả : cuối 1946 nhà nước có hệ thống thuế riêng tạo nguồn thu cho ngân sách . Trong lĩnh vực chi , chính phủ chỉ theo nguyên tắc tiết kiệm , tập trung cho nhiệm vụ cấp bách trước mắt đó là diệt giặc dốt , giặc đói và giặc ngoại xâm 
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi