[Ôn thi Công chức Thuế] Chương 1 - Lý luận chung về Thuế

Số trang: 46      Loại file: doc      Dung lượng: 523.50 KB      Lượt xem: 1961      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

[Ôn thi Công chức Thuế] Chương 1 - Lý luận chung về Thuế
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ

I. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT THUẾ

1.1. Nguồn gốc của thuế

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Để duy trì sự tồn tại của mình, nhà nước cần có những nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương, thuộc phạm vi lãnh thổ mà nhà nước đó đang cai quản; chi cho các công việc ban đầu thuộc chức năng của nhà nước như: quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng; chi cho các vấn đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài.
Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung, nhà nước thường sử dụng ba hình thức động viên đó là: quyên góp của dân, vay của dân và dùng quyền lực nhà nước bắt buộc dân phải đóng góp. Trong đó, hình thức quyên góp tiền và tài sản của dân và hình thức vay của dân là những hình thức tự nguyện, không mang tính ổn định và lâu dài, thường được nhà nước sử dụng có giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt, để bổ sung cho những nhiệm vụ chi đột xuất hoặc cấp bách. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, nhà nước dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho ngân sách nhà nước. Đây là hình thức cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tài chính cho đất nước.
Hình thức nhà nước dùng quyền lực buộc dân đóng góp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình - chính là thuế.
Về quan hệ giữa nhà nước và thuế, Mác đã viết: "Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của nhà nước"[1]. Ăng ghen cũng đã viết: "Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho nhà nước, đó là thuế".[2]
Thuế luôn gắn chặt với sự hình thành và tồn tại của hệ thống nhà nước, đồng thời thuế cũng phát triển cùng với sự phát triển của hệ thống nhà nước.   
Thuế xuất hiện từ khá lâu, từ lúc nhà nước bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên khoa học về thuế chỉ ra đời vào cuối thời kỳ phong kiến, đầu thời kỳ chủ nghĩa tư bản. Các lý thuyết về thuế được xây dựng trên các học thuyết kinh tế dựa trên cơ sở một nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, tùy theo mức độ thị trường hoá các quan hệ kinh tế  đặc thù của mỗi quốc gia, mà các chính phủ vận dụng các lý thuyết vào hệ thống chính sách thuế của mình một cách thích hợp. Việc suy tôn học thuyết này hay học thuyết khác chỉ mang tính lịch sử, không mang tính đối kháng và điều quan trọng nhất cho các nhà hoạch định chính sách thuế các quốc gia là tìm ra những ứng dụng hiệu quả nhất, để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của thuế trong cơ chế thị trường mà không quá chú trọng vào trường phái lý thuyết nhất định.   

1.2. Bản chất của thuế

Thuế luôn luôn gắn chặt với sự ra đời và phát triển của Nhà nước. Bản chất của Nhà nước quy định bản chất của thuế. Về mặt lý luận, bản chất của nhà nước vốn mang tính giai cấp. Không có một nhà nước phi giai cấp mà chỉ có nhà nước của giai cấp nào mà thôi. Vì vậy, suy cho cùng bản chất thuế cũng mang tính giai cấp. Có thể hiểu được điều này, thông qua nội dung cuộc nói chuyện


[1] M¸c- ¡ng Ghen tuyÓn tËp- Nhµ xuÊt b¶n sù thËt, Hµ Néi, 1961, tËp 2
[2] ¡ng Ghen: Nguån gèc cña gia ®×nh, cña chÕ ®é t­ h÷u vµ Nhµ n­íc - Nxb Sù thËt, Hµ Néi, 1962

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi