Phân tích những kỹ năng cơ bản của Hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp thương mại

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.94 KB      Lượt xem: 2604      Lượt tải: 2

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Phân tích những kỹ năng cơ bản của hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp thương mại

***

I. KỸ NĂNG NÓI CHUNG CỦA MỘT HÒA GIẢI VIÊN

1. Kỹ năng gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày

Khi tiếp đối tượng, hòa giải viên phải chú ý tỏ thái độ: Quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ người khác; Tôn trọng đối tượng, không phán xét họ (ngắt lời, không lắng nghe, tư thế kênh kiệu, nói năng thiếu lễ độ...);Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy…

2. Kỹ năng yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc

Để đưa ra lời khuyên (tư vấn) chính xác, đúng pháp luật, cảm hóa, thuyết phục được đối tượng, thì hòa giải viên phải đề nghị đối tượng cung cấp đầy đủ các tài liệu (nếu có) phản ánh đúng nội dung và diễn biến của vụ việc tranh chấp

Trường hợp cần thiết, hòa giải viên phải tự mình tìm hiểu, thu thập chứng cứ, gặp gỡ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ giải quyết, gặp người chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung vụ việc mà họ biết được.

Sau khi có chứng cứ, tài liệu có liên quan, hòa giải viên cần dành thời gian để đọc, nghiên cứu, đồng thời hình thành luôn giải pháp. Khi chưa thực sự tin tưởng về giải pháp mà mình sẽ đưa ra cho đối tượng thì hòa giải viên không nên vội vàng đưa ra giải pháp đó.

3. Kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo

Nếu thấy cần thiết, hòa giải viên có thể cung cấp cho các bên bản sao văn bản, tài liệu đó cùng với lời tư vấn mà mình đưa ra. Trường hợp chưa tìm thấy văn bản cần tìm hoặc nghi ngờ về hiệu lực của văn bản đó (ví dụ: văn bản đã bị hủy bỏ và có một văn bản mới thay thế), thì hòa giải viên có thể hẹn lại đối tượng và trả lời sau. Trường hợp vụ việc hòa giải phức tạp, hòa giải viên chưa hiểu sâu, thì nên gặp nhờ chuyên môn tư vấn cho mình trước khi tư vấn, hòa giải tranh chấp để tránh gây hậu quả, thiệt hại.

4. Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc

Khi hòa giải viên thấy chưa đủ cơ sở để tư vấn, đưa ra những giải pháp, cần phải tiến hành xem xét, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, gặp gỡ, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức và những người có liên quan để tìm hiểu rõ bản chất vụ việc, tránh vội vàng đưa ra những kết luận phiến diện, chủ quan.

Việc xác minh phải thực sự khách quan, vô tư. Thông thường họ chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho bên tranh chấp mà họ có liên quan. Vì vậy, hòa giải viên cần khéo léo để nhận được những thông tin, tài liệu chính xác, trung thực.

5. Kỹ năng giải thích, thuyết phục, cảm hóa, hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp

Giải thích, thuyết phục, cảm hóa và hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp được hòa giải viên thực hiện trong suốt quá trình hòa giải, hòa giải viên đã đưa ra lời giải đáp, lời khuyên, giải pháp, phương án,...; hành vi nào các bên được làm và những hành vi nào pháp luật ngăn cấm; hành vi nào phù hợp và không phù hợp với pháp luật, với đạo đức xã hội, nêu rõ hậu quả pháp lý mà các bên phải gánh chịu nếu tiếp tục tranh chấp và đưa ra định hướng giải quyết tranh chấp để các bên tự lựa chọn và quyết định.

II, KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA HÒA GIẢI VIÊN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH

 

CHẤP THƯƠNG MẠI

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi