Phân tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại - Bài tập học kì Luật thương mại

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.41 KB      Lượt xem: 1245      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Phân tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại- Bài tập học kì Luật thương mại

***

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các thương nhân với nhau thông qua mua bán là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường, tùy thuộc vào đối tượng giao dịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của thương vụ mà thương nhân lựa chọn các phương thức giao dịch sao cho phù hợp. Một trong những hình thức giao dịch được các thương nhân sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hình thức đại lí thương mại. Trong bài tập học kì, em xin trình bày vấn đề: “Phân tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại.”

B. THÂN BÀI

I. Khái niệm:

1. Đại lý thương mại:

Điều 166 LTM2005 quy định:

“Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

2. Hợp đồng đại lý:

Điều 168 LTM 2005 quy định:

“Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”

II. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại:

Khi hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa được giao kết thì sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên với nhau và các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, trên thực tế thường gặp một hoặc các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng (vi phạm hợp đồng). Các hành vi vi phạm hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa thường gặp trong thực tế là: vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, tiền thù lao cho bên đại lý; vi phạm các chính sách đại lý do bên giao đại lý công bố; vi phạm tiến độ giao hành hóa đại lý…Các hành vi này có thể dẫn đến những thiệt hại cho bên bị vi phạm. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm pháp luật quy định nhiều hình thức trách nhiệm hợp đồng (chế tài thương mại) áp dụng cho bên có hành vi vi phạm như buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng…Bên cạnh đó trong quan hệ đại lý cũng có trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của một trong hai bên làm chấm dứt hợp đồng đại lý.

Hợp đồng đại lý thương mại cũng như hợp đồng nói chung có thể chấm dứt trong một số trường hợp mà pháp luật quy định trong đó có trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo Bộ Luật Dân sự 2005 thì hợp đồng đại lý thương mại là một loại hợp đồng dịch vụ. Do đó việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí thương mại sẽ được điều chỉnh bới Điều 177 LTM 2005 và Điều 525 BLDS 2005.

 

Điều 525 BLDS 2005 quy định:

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi