Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán - Bài tập Luật Chứng khoán

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 701.06 KB      Lượt xem: 1529      Lượt tải: 1

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán - Bài tập Luật Chứng khoán

***

Đề bài: Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán: Phân loại, nguyên nhân và các quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2013 đến nay.

MỞ ĐẦU

Kinh doanh chứng khoán là nghề thương mại đặc thù, có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích các nhà đầu tư là công chúng và các doanh nghiệp.Có thể nói, thị trường chứng khoán là chỉ báo quan trọng của kinh tếvĩ mô, nó tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô. Đến lượt nó, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tác động đến thị trường chứng khoán. Lịch sử phát triển thăng trầm và nhiều biến động của thị trường chứng khoán trong những năm qua đã chứng minh rằng – thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế vĩ mô của mỗi đất nước, để từ đó nhà nước có các chính sách điều hành nền kinh tế phù hợp. Tuy nhiên, là hoạt động kinh doanh, các chủ thể khi tham gia vào “mạng lưới” của nó sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định.

NỘI DUNG.

I. Khái quát chung về kinh doanh chứng khoán.

1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh chứng khoán

- Khái niệm:

Trong pháp luật thực định ở các nước, tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận của các nhà làm luật nên khái niệm kinh doanh chứng khoán được định nghĩa không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ: Trong pháp luật chứng khoán của một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia… hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm các hành vi môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư và danh mục đầu tư chúng khoán; trong khi đó, Luật chứng khoán Trung Quốc hoàn toàn không đưa ra định nghĩa chính thức nào về kinh doanh chứng khoán mà chỉ có các quy định về giao dịch chứng khoán ( )

Ở Việt Nam, “Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán , bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán”(2)

Về cơ bản, cách định nghĩa này khá tương đồng với khái niệm kinh doanh chứng khoán trong pháp luật với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

- Đặc điểm:

Xét về phương diện lý thuyết, hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm các đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, kinh doanh chứng khoán là nghề thương mại đặc thù, có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các nhà đầu tư công chúng và các doanh nghiệp.

Thứ hai, đối tượng của hoạt động kinh doanh chứng khoán là các chứng khoán – giá trị động sản và các dịch vụ về chứng khoán.

Thứ ba, hoạt động kinh doanh chứng khoán phải tuân thủ một số nguyên tắc đặc thù của thị trường chứng khoán như: nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Việc thể chế hóa bằng pháp luật những nguyên tắc này là những đảm bảo pháp lý cho sự vận hành an toàn, hiệu quả của thị trường chứng khoán đồng thời bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.

2. Vai trò của hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Một cách khái quát, vai trò của hoạt động kinh doanh chứng khoán được thể hiện chủ yếu ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, kinh doanh chứng khoán là phương tiện để thiết lập kênh dẫn vốn trực tiếp giữa các nhà đầu tư là công chúng với Chính phủ và doanh nghiệp.

 

- Thứ hai, kinh doanh chứng khoán giúp cho dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán vận hành nhanh hơn, hiệu quả hơn thông qua các nghiệp vụ chính như môi giới chính khoán, bảo lãnh phát hành, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư hay tư vấn đầu tư chứng khoán.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi