Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.06 MB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY TIẾT ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - 9 Ở TRƯỜNG THCS I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Văn học cũng như bất cứ môn học nào khác ở nhà trường đều cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học cho HS và đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy người học.Hơn nữa bộ môn Ngữ văn có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Ngoài là môn học công cụ, môn ngữ văn giúp các em hình thành nhân cách con người hướng đến giá trị cao đẹp: Chân – Thiện – Mỹ. Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn . Để từ đó HS có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS Mạo Khê I, tôi nhận thấy rằng hiện nay nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở trường phổ thông nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào môn Ngữ văn đã góp phần cải thiện sự nhàm chán và gây hứng thú học tập bộ môn cho HS. Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắc sâu kiến thức trong bộ não một cách lôgic mà lại phát huy được khả năng tiềm ẩn trong bộ não của HS, trong quá trình giảng dạy của mình, đặc biệt là ở các tiết ôn tập tôi thường hướng dẫn HS ghi nhớ bài học dưới dạng từ khóa và chuyển cách ghi bài truyền thống 1 sang phương pháp ghi bài bằng BĐTD. Tôi nhận thấy phương pháp này là thực sự cần thiết nhằm giúp HS rút ngắn thời gian học, giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu, dễ dàng hệ thống hoá kiến thức với lượng lớn, đồng thời phát triển tư duy cho các em. Đặc biệt hơn nữa là trong tiết Ôn tập Ngữ văn thì sử dụng KTDH bằng sơ đồ tư duy thực sự rất hiệu quả. Bởi Ôn tập là một tiết học hệ thống hóa kiến thức của một giai đoạn văn học, thể loại văn học, nhóm kiến thức về tiếng Việt, các kiểu bài trong môn Tập làm văn... của từng phân môn. Vì vậy, tôi đã đưa phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy vào áp dụng cho các tiết học Ôn tập trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8 và lớp 9. 2. Mục đích nghiên cứu: Trong giờ học văn, GV cần cung cấp kiến thức theo mục tiêu bài dạy thông qua một số phương pháp, kĩ thuật dạy học cụ thể. Từ đó khắc sâu, mở rộng, nâng cao kiến thức cho HS nhằm đáp ứng từng mức độ nhận thức, khêu gợi sự hứng thú trong học tập, làm cho tiết học sôi nổi hơn, giúp cho các em chủ động trong việc lĩnh hội kiến...
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi