Tài liệu gia công quốc tế trong xuất nhập khẩu

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 1561      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU VỀ GIA CÔNG QUỐC TẾ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

***

 

1. Khái niệm:

Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch trong đó người đặt gia công cung cấp nguyên liệu, định mức , tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất sau đó giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó, gọi là phí gia công. Gia công quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sản xuất.

Gia công quốc tế ngày nay là phương thức giao dịch khá phổ biến trong buôn bán quốc tế của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá  rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong nước và có thể nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình,giúp họ phần nào trong công cuộc xây dựng nền công nghiệp dân tộc.

Đặc điểm của phương thức này:

+ Quyền sở hữu hàng hoá không thay đổi từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. ( Quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. có nghĩa là có các quyền bán, cho, đổi chác)

+ Hoạt động gia công được hưởng những ưu đãi về thuế , thủ tục xuất nhập khẩu .Ơ Việt Nam hoạt động này được quản lý theo quy chế riêng.

+ Tiền công tương đương với lượng lao động hao phí làm ra sản phẩm. Có người cho rằng hợp đồng gia công là một dạng của hợp đồng lao động. Trên thực tế khi ký các hợp đồng gia công phía Việt Nam thường muốn tách riêng tiền

2. Các hình thức gia công quốc tế .

* Xét về mặt quyền sở hữu nguyên liệu:Gia công quốc tế có thể tiến hành theo những hình thức sau đây:

+ Giao nguyên liệu thu sản phẩm và trả tiền gia công

+ Mua đứt bán đoạn: Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại sản phẩm.

Hình thức này có lợi cho bên đặt gia công vì khi giao nguyên liệu gia công bên đặt gia công dễ gặp phải rủi ro mất mát (chẳng hạn: mất trộm thành phẩm, hoả hoạn, bão lụt .v.v.) , điểm lợi chính của phương thức này là bên đặt gia công không bị đọng vốn.

Về vấn đề thanh toán tiền nguyên liệu, mặc dù bên nhận gia công phải thanh toán nhưng nguyên liệu chưa hẳn thuộc quyền sở hữu của hoàn toàn của họ vì khi tính tiền sản phẩm người ta thường tính lãi suất cho số tiền đã thanh toán cho bên đặt gia công khi mua nguyên liệu của họ. Do vậy về thực chất thì  tiền thanh toán cho nguyên liệu chỉ là tiền ứng trước của bên nhận gia công và có thể coi là tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Bên nhận gia công không có quyền bán sản phẩm cho người khác.

Thực tế cũng có trường hợp bên nhận gia công mua đứt nguyên liệu của bên đặt gia công và có quyền bán sản phẩm cho người khác. Trong trường hợp này thì quyền sở hữu nguyên liệu thay đổi từ người đặt sang người nhận gia công .

Ngoài ra người ta còn áp dụng một hình thức kết hợp trong đó bên đặt gia công chỉ giao nguyên liệu chính còn bên nhận gia công cung cấp nguyên liệu phụ.

 

* Xét về giá gia công: Người ta chia việc gia công thành hai hình thức.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi