[Tạp chí khoa học]_ Thực trạng hợp tác, liên kết trong SX và tiêu thụ Lúa hữu cơ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 511.23 KB      Lượt xem: 48      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 Tập 129, Số 3A, 2020, Tr. 43–55; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v129i3A.5445 THỰC TRẠNG HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA HỮU CƠ Ở XÃ THỦY PHÙ, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ 1 1 1 1 Nguyễn Văn Thành *, Nguyễn Viết Tuân , Lê Văn Nam , Phan Thiện Phước , 1,2 1 3 Nguyễn Thị Ái Vân , Lê Việt Linh , Mai Thu Giang 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, 16 Lê Lợi St., Huế, Việt Nam 3 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá thực trạng hợp tác, liên kết của nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 60 hộ sản xuất lúa hữu cơ bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 80% lúa hữu cơ được tiêu thụ thông qua hợp đồng, tỉ lệ hộ thực hiện theo hợp đồng chiếm tỉ lệ 98%. Liên kết giữa nông hộ sản xuất lúa hữu cơ là liên kết miệng, chưa chặt chẽ; liên kết này thực hiện chủ yếu thông qua trao đổi thông tin về kỹ thuật sản xuất; việc trao đổi thông tin về đầu vào và đầu ra chưa được nông hộ quan tâm. Liên kết giữa hộ với doanh nghiệp được thực hiện qua qua hợp đồng và khá chặt chẽ. Ngoại trừ điều khoản về xử lý rủi ro, các điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán, số lượng và chất lượng sản phẩm, và phương thức giao nhận được đánh giá khá chặt chẽ trong hợp đồng. Các dịch vụ đầu vào, đầu ra và giá cả sản phẩm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ ở vùng nghiên cứu tốt hơn so với sản xuất lúa thường. Từ khóa: nông hộ trồng lúa, hợp tác, liên kết, hợp đồng, lúa hữu cơ 1 Đặt vấn đề Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là giải pháp mang tính căn bản nhằm giúp nông dân bao tiêu đầu ra ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó góp phần phát triển nông nghiệp bền vững [20]. Ở Việt Nam, nhận thức được điều này, trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chủ chương, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm như: Quyết định số 80/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; và gần đây nhất là Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp [4]. Tuy nhiên, đến nay việc tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp...
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi