Thị trường trái phiếu Việt Nam - Những thành tựu và hạn chế (thị trường chứng khoán)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 513.88 KB      Lượt xem: 1945      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Thị trường trái phiếu Việt Nam: Những thành tựu và hạn chế

***

Mục tiêu của Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 – 2020 là tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán; Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa trị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP vào năm 2020; Đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế; Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn và đào tạo nhà đầu tư cá nhân. Nhiệm vụ phát triển thị trường trái phiếu, đặc biệt là thị trường trái phiếu chính phủ được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong của Chiến lược.

Năm 2011, kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức từ cả những yếu tố bên ngoài (khủng hoảng nợ công, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao…) lẫn các yếu tố nội tại của nền kinh tế (lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; hệ thống tài chính bộc lộ nhiều vấn đề phải giải quyết; sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) rất khó khăn; hoạt động đầu tư toàn xã hội bị thu hẹp do ưu tiên trong chính sách điều hành kinh tế là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong bối cảnh đó, TTCK Việt Nam cũng đã trải qua nhiều biến động. Trong năm 2011, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX), chỉ số VN – Index để mất 27,66% so với mức 485.97 điểm vào đầu năm, đóng cửa ngày 30/12/2011 ở mức 351,55 điểm. Khối lượng giao dịch bình quân trong năm 2011 đạt 33,7 triệu chứng khoán, giá trị giao dịch bình quân vào khoảng 650 tỷ đồng, giảm 29% về khối lượng và 57,3% về giá trị so với năm 2010 với hơn 50% mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết có thị giá thấp hơn mệnh giá. Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), chỉ số HNX-Index cũng giảm 48,58% so với cuối năm 2010 và dừng lại ở ngưỡng 58,74 điểm vào ngày 31/12/2011. Khối lượng và giá trị giao dịch đều giảm lần lượt là 9,27% và 60,34% so với năm 2010.

Thị trường trái phiếu DN trong năm 2011 cũng khá ảm đạm khi môi trường kinh tế cả trong và ngoài nước bất ổn, khiến việc phát hành trái phiếu DN hết sức khó khăn. Nhiều DN phải hoãn hoặc hủy kế hoạch phát hành trái phiếu như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoãn phát hành 500 triệu USD trái phiếu. Một loạt các DN trên sàn niêm yết như Địa ốc Hoàng Quân (HQC), NHTMCP Sài Gòn (SCB); Khoáng sản Na Rì (KSS) cũng ở trong tình trạng tương tự. Rủi ro tín dụng tăng cao dẫn tới nhiều trái phiếu mặc dù được chào với lãi suất rất cao từ 21-23%/năm vẫn không thể bán được, đặc biệt là trái phiếu bất động sản. Bức tranh thị trường thứ cấp cũng không sáng sủa hơn, thanh khoản rất ít và chỉ tập trung ở một số trái phiếu của DN lớn như EVN, Lilama, BIDV, FPT… Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), năm 2011 ước tính có khoảng 27 đợt phát hành trái phiếu với khối lượng giao dịch khoảng 7.000 tỷ đồng, chỉ bằng 12,5% so với năm 2010.

Ngược lại, thị trường sơ cấp trái phiếu chính phủ lại rất sôi động. Năm 2011 có thể coi là năm thành công nhất từ trước đến nay trong huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ tại HNX. Lượng vốn huy động được lớn nhất và tỷ lệ huy động thành công/kế hoạch huy động cao nhất. Qua 130 phiên đấu thầu đã huy động được 81.715,8 tỷ đồng (gấp gần 3 lần khối lượng trúng thầu năm 2010), trong đó huy động trái phiếu kho bạc đạt 62.153,8 tỷ đồng, đạt khoảng 80% kế hoạch huy động. Lãi suất phát hành tuy ở một mặt bằng mới cao hơn năm trước, song vẫn thấp hơn khoảng 2% so với lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng.

Toàn bộ trái phiếu Chính phủ phát hành qua kênh đấu thầu và bảo lãnh đều được thực hiện niêm yết trên thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt theo quy định.

Trên thị trường thứ cấp, từ cuối năm 2010 sang năm 2011, lãi suất trái phiếu Chính phủ đã ồ ạt tăng mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Lãi suất đạt đỉnh vào thời điểm đầu tháng 6/2011, với lãi suất kỳ hạn 1 năm, 3 năm và 10 năm tương ứng là 13,532%, 13,234% và 12,385%. Sau khi đạt đỉnh này, lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm dần, tuy vậy kết thúc năm 2011 vẫn đứng ở mức cao. Có thể phân chia thành 3 giai đoạn thay đổi lãi suất trái phiếu Chính phủ trong năm 2011 gồm:

– Giai đoạn I (từ đầu năm đến tháng 5/2011): lãi suất trái phiếu Chính phủ liên tục tăng, đặc biệt với kỳ hạn 1 năm khi đạt đỉnh ở mức 13,532% vào ngày 26/5/2011. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát tăng rất mạnh trong những tháng này (chỉ số CPI tăng bình quân 2,1%/tháng).

– Giai đoạn II (từ tháng 6/2011 đến đầu tháng 10/2011): lãi suất giảm nhanh trong giai đoạn tháng 6, 7 và giảm chậm dần trong tháng 8, 9/2011. Nguyên nhân là do lạm phát phi mã lập đỉnh vào tháng 6 sau đó giảm dần các tháng tiếp theo cùng với nó là việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt trần lãi suất 14%, đặt mục tiêu hạ lãi suất cho vay xuống 17-19%.

– Giai đoạn III (quý IV/2011): lãi suất có xu hướng tăng trở lại do xuất hiện nhiều vụ vỡ nợ tín dụng đen, rủi ro tín dụng trên thị trường tăng lên. Một số ngân hàng thương mại bắt buộc phải nhận hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước. Kết thúc năm 2011, tình hình vẫn chưa có thay đổi khi lãi suất ngắn hạn vẫn cao hơn dài hạn. Đây là chỉ báo rõ ràng chứng tỏ thị trường vẫn chưa quay trở lại với trạng thái thông thường, nguy cơ khủng hoảng thanh khoản đang còn hiện hữu.

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi