Tổng hợp 12 câu hỏi môn Kinh tế Quốc tế (kèm Đáp án)

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 1577      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

TỔNG HỢP 12 CÂU HỎI ÔN TẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (KÈM ĐÁP ÁN)

***

 

Câu 1: Nền kinh tế thế giới: Khái niệm, nội dung và những xu hướng vận động chủ yếu. Tác động của những xu hướng này đến nền kinh tế ViệtNam.

Khái niệm: Nền KTTG là 1 hệ thống các nền KT của các QG, các tổ chức, các liên kết KTQT, các công ty đa quốc gia có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau thông qua quá trình phân công lao động quốc tế.

 Những xu hướng vận động chủ yếu

a.Xu hướng toàn cầu hóa

-Quan điểm: Toàn cầu hóa là 1 quá trình phát triển mạnh các quan hệ KTQT trên qui mô toàn cầu, là sự mở rộng và gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền KT của các quốc gia → sẽ hình thành nên 1 nền KT toàn TG.

- Các yếu tố tác động đến toàn cầu hóa

+ Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, vận tải → sự thay đổi trong quan niệm không gian và thời gian.

+ Sự gia tăng mạnh mẽ của mức độ cạnh tranh QT.

+ Do sự xuất hiện với mức độ gay gắt của những vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều quốc gia cùng giải quyết như: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, nợ nần, an ninh…

+ Việc chấm dứt chiến tranh lạnh, giảm bớt thù địch, tăng cường sự hợp tác.

+ Xuất hiện những vấn đề về chiến tranh và hòa bình, về xung đột khu vực.

+ Thương mại toàn cầu đang có xu hướng ngày 1 gia tăng.

- Tác động của toàn cầu hóa đến nền KTTG.

+ Điều chỉnh các quan hệ KTQT và làm cho gia tăng về mặt khối lượng và cường độ tham gia của các quan hệ KTQT.

+ Về mặt chính trị: nó có tác động làm thay đổi tương quan giữa các lực lượng chính trị trong nền KTTG, xuất hiện các giai cấp mới, các tập đoàn cùng các lực lượng xã hội trong nền KTTG.

+ Về mặt văn hóa – xã hội: xuất hiện các làn sóng về văn hóa, những lối sống có tính toàn cầu và làm biến đổi nhận thức về mặt xã hội.

- Tác động đến Việt Nam

+ Việt Nam cần phải chủ động hội nhập vào nền KTTG với các chiến lược thích hợp

+ VN cần phải điều chỉnh cơ cấu và cơ chế của nền KT cho phù hợp với xu hướng của toàn cầu hóa. Đó là chuyển đổi nền KT theo cơ chế thị trường; đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ; tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần KT.

  1. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng KH – CN

- Đặc điểm:

+ Khối lượng tri thức, thông tin của loài người ngày càng gia tăng, đưa loài người bước sang 1 nền văn  minh mới, đó là nền văn minh trí tuệ hay là nền văn minh thứ 3

→ Vấn đề đặt ra là đối với các QG cần phải có môi trường để tiếp nhận được KH-CN và đưa vào áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.

+ Với KH-CN đang diễn ra sự cạnh tranh 1 cách hết sức gay gắt.

→ Cần phải tối thiểu hóa hay giảm thiểu thời gian từ nghiên cứu đến ứng dụng sản xuất đại trà.

+ Đi đầu trong cuộc CM KH-CN thường là 1 tập thể các nhà KH, và đã xuất hiện rất nhiều các nhà KH trẻ tuổi.

+ Phạm vi ứng dụng của các thành tựu KH-CN khá rộng rãi.

- Tác động của cuộc cách mạng KH-CN đối với TG.

+ Làm thay đổi cơ sở vật chất của nền KTTG, nó chuyển XH loài người sang 1 trạng thái mới về chất.

+ Làm tăng năng suất lao động, tăng lượng của cải được sản xuất và sử dụng 1 cách có hiệu quả hơn các nguồn lực khan hiếm.

+ Làm gia tăng mức độ cạnh tranh quốc tế.

+ Đưa đến sự thay đổi mới về nguồn lực phát triển là KHCN và con người sử dụng thành thạo nó.

- Tác động đến Việt Nam

+ Phải có chính sách thu hút công nghệ hiện đại đặc biệt là công nghệ nguồn

+ Cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ KH-CN, đội ngũ những nhà quản lý có chất lượng cao và đội ngũ công nhân.

+ Phải có sự điều chỉnh cơ cấu mặt hàng XNK (đặc biệt chú trọng những mặt hàng có chất lượng cao và các dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu TG). Đồng thời phải phát huy tính sáng tạo của các doanh nghiệp, cá nhân.

  1. Sự phát triển của vòng cung châu Á-Thái Bình Dương:

-Đặc điểm:

 + Bao gồm các nước có nền kinh tế phát triển, năng động, có nền văn minh ra đời sớm nhất, phát triển rực rỡ nhất.

+ Tổng dân số chiểm 1/3 dân số TG nhưng chiểm 50% GDP của TG.

+ Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa triết lý phương Đông với tư tưởng KT thị trường phương Tây.

 -Tác động đến VN: Nằm trong vòng cung này

 + Có mối quan hệ bạn hàng truyền thống trong khu vực, có điều kiện để mở rộng thị trường, tăng cường sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

+ Thúc đẩy tính cạnh tranh. Trình độ VN còn thấp, nếu không tăng cường năng lực cạnh tranh thì sẽ không theo kịp.

 + Cần tuân thủ các điều kiện, luật, chế tài của QT.

 + Tạo động lực phát triển GDDT

c.Các vấn đề toàn cầu:

- Xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ độc lập sang hợp tác => xuất hiện các trung tâm kinh tế, liên kết KT.

- Xuất hiện nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, thiên tai…

 

Câu 2 : Các lý thuyết về thương mại quốc tế: chủ nghĩa trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo, lý thuyết Hecskcher – Ohlin. Vận dụng các lý thuyết này để lý giải hoạt động ngoại thương của Việt Nam.

  1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.

Adam Smith (1723 – 1790), người Anh

Mác suy tôn ông là cha đẻ của nền kinh tế cổ điển

Tác phẩm tiêu biểu của ông là: “Của cải của các dân tộc” năm 1776

-Khái niệm: Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với quốc gia khác và thấp hơn mức trung bình chung quốc tế thì tất cả các quốc gia sẽ đều cùng có lợi.

-Tư tưởng chủ yếu.

+Ông loại bỏ quan điểm cho rằng vàng bạc, đá quý là đại diện duy nhất cho sự giàu có của các quốc gia.

+Thương mại quốc tế sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia , nếu bên nào bị thiệt hại họ sẽ từ chối ngay.

+Cơ sở trao đổi thương mại quốc tế là dựa trên lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia và quốc gia nào có lợi thế tuyệt đối ở mặt hàng nào sẽ xuất khẩu mặt hàng đó và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tuyệt đối.

-Giả định.

+Thế giới chỉ có hai quốc gia, mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai mặt hàng.

+Giả sử rằng chi phí sản xuất đồng nhất với tiền lương công nhân.

+Giá cả hoàn toàn do chi phí sản xuất quyết định.

-Đánh giá.

   Thành công:

+Quá trình trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối sẽ làm khối lượng sản phẩm toàn thế giới tăng lên → các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả hơn.

+ Thương mại quốc tế tạo điều kiện để tăng cường mở rộng quy mô của những ngành có lợi thế và thu hẹp những ngành bất lợi → những trao đổi quốc tế có sự thay đổi cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.

    Hạn chế:

+ Nếu một quốc gia bị bất lợi trong sản xuất cả hai mặt hàng thì họ có nên tham gia vào trao đổi thương mại quốc tế hay không? Thì lý thuyết của ông không giải thích được.

+ Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất đồng thời lao động lại không đồng nhất giữa các ngành nên lý thuyết này cần tiếp tục hoàn thiện.

  1. Lý thuyết lợi thế tương đối của Ricacdo ( 1772 – 1823)

-Khái niệm: Lợi thế tương đối là lợi thế đạt được trong trao đổi quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi các sản phẩm có lợi thế là lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.

-Tư tưởng chủ đạo: Theo quan điểm của Ricacdo thì nếu 1 quốc gia bị bất lợi trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng thì quốc gia đó vẫn được tham gia vào thương mại quốc tế nếu như họ lựa chọn mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất xuất khẩu

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi