Văn phòng đại diện nước ngoài ở Việt Nam - Quyền và Nghĩa vụ

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 347.17 KB      Lượt xem: 1424      Lượt tải: 0

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

Văn Phòng Đại Diện Nước Ngoài Tại Việt Nam?

Quyền Lợi Và Các Nghĩa Vụ Cơ Bản

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập theo pháp luật Việt Nam với chức năng hoạt động là khảo sát thị trường và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Một số lợi ích điển hình:

  • Bằng cách chọn mô hình này, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập một văn phòng hợp pháp tại Việt Nam, được tuyển dụng nhân viên để quản lý và xúc tiến các hợp đồng mua bán với các đối tác kinh doanh địa phương, tìm kiếm và phát triển các sản phẩm, tìm kiếm cơ hội cho việc mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ… Những người lao động nước ngoài làm việc cho văn phòng đại diện có thể sẽ được cấp Giấy phép lao động và 02 (hai) năm và thẻ tạm trú tương đương visa nhiều lần cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Giấy phép thành lập văn phòng đại diện sẽ được thay đổi sau mỗi 02 (hai) hoặc 05 (năm) năm. Như vậy, Quí khách có thể đầu tư ở Việt Nam bằng mô hình văn phòng đại diện với một số chức năng hoạt động nhất định.
  • Mặc dù văn phòng đại diện có thể hỗ trợ nhiều công việc kinh doanh cho Công ty mẹ nhưng lại rất dễ quản lý, tiết kiệm chi phí và tránh được các rủi ro phát sinh từ các thủ tục hành chính ở địa phương: không chịu các loại thuế như thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN), không phải lập sổ kế toán hay phải thực hiện các thủ tục kiểm toán độc lập, cũng không phải lập báo cáo tài chính….và cũng rất dễ thực hiện việc giải thể văn phòng đại diện. Như vậy, văn phòng đại diện là lựa chọn tiết kiệm nhất cho các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

 

Những hạn chế điển hình:

  • Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không được phép thực hiện các hoạt động sinh lợi, mà bị giới hạn trong việc thực hiện khảo sát, nghiên cứu thị trường và các hoạt động không sinh lợi khác. Trong trường hợp thương nhân chưa có đủ thông tin để quyết định việc đầu tư thì văn phòng đại diện sẽ là chỗ đứng phù hợp tại Việt Nam, vì các chi phí trước và sau khi thành lập văn phòng đại diện sẽ thấp hơn nhiều so với việc thành lập Công ty con. Ngược lại, thành lập công ty cổ phẩn hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ là lựa chọn tối ưu đối với những nhà đầu tư có dự định sản xuất sản phẩm ở Việt Nam hoặc tiến hành các hoạt động bán hàng. Việc thành lập công ty ở Việt Nam sẽ giúp cho các nhà đầu tư có được sự linh hoạt hơn trong các hoạt động kinh doanh.
  • Văn phòng đại diện cần phải tuân thủ các quy định về lao động và bảo hiểm xã hội khi sử dụng lao động và trả lương hàng tháng. Việc thanh toán chi phí bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể sẽ lên tới 34,5%trên mức lương cơ bản. Người nước ngoài làm việc trên 03 (ba) tháng sẽ được cấp Giấy phép lao động.
  • Văn phòng đại diện sẽ phải tuân thủ các quy định liên quan đến thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) như đăng kí mã số thuế cho từng cá nhân, kê khai thuế TNCN hàng tháng, chuẩn bị và nộp báo cáo quyết toán hàng năm. Thuế TNCN cho người không cư trú là 20%trên số thu nhập hợp pháp tại Việt Nam, người cư trú là từ 5% tới 35% trên thu nhập toàn cầu.
  • Văn phòng đại diện phải tuân thủ các quy định liên quan như Luật chống rửa tiền, các luật về thuế, Luật thương mại cho các hoạt động tại Việt Nam. Cụ thể, văn phòng đại diện phải thu thập và quản lý tất cả các hồ sơ kinh doanh liên quan để phục vụ các câu hỏi hay yêu cầu từ các cơ quan có thẩm quyền. Sau mỗi 03 (ba) tới 05 (năm) năm hoạt động, Cơ quan thuế sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra để xác nhận tính xác hợp pháp, hợp lệ của từng giao dịch…
  • Văn phòng đại diện phải chuẩn bị và nộp các báo cáo hàng năm cho cơ quan cấp phép.
  • Thời gian hoạt động của văn phòng đại diện tối đa là 05 (năm) năm và có thể được gia hạn thêm.

Các quy định hiện hành:

  • Luật Thương mại số 36/2005 / QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 (Quy định cơ bản)
  • Nghị định số 07/2016 / NĐ-CP (Quy định chi tiết)
Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi