Phỏng vấn câu hỏi Hiểu biết chung vào BIDV 2016 (Mọi vị trí) (P1)

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.73 MB      Lượt xem: 5817      Lượt tải: 19

Thành viên thường xem thêm

Thông tin tài liệu

TỔNG HỢP CÂU HỎI PHỎNG VẤN HIỂU BIẾT CHUNG VÀO BIDV 2016
(Dành cho Mọi vị trí)

 [ Phần 1 – 20 câu phỏng vấn ]
 
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
ü  Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam)
ü  Địa chỉ trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ü  Email: Info@bidv.com.vn
ü  Website: www.bidv.com.vn
ü  Ngày thành lập: 26/4/1957
ü  Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
-          Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
-          Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
-          Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
-          Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
ü  Quy mô hoạt động:
Ø  Mạng lưới ngân hàng
-       24.000 nhân sự
-       182 chi nhánh, gần 800 điểm giao dịch, 1300 máy ATM/POS trên cả nước
Ø  Mạng lưới phi ngân hàng
-       Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC),
-       Công ty Cho thuê tài chính,
-       Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước
Ø  Hiện diện thương mại nước ngoài tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...
Ø  Đối tác liên doanh nước ngoài:
Ø  Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
 
Bên cạnh các câu hỏi phỏng vấn quá quen thuộc như: Em hãy giới thiệu về bản thân mình? Em hãy nêu các điểm mạnh phù hợp với vị trí ứng tuyển? Định hướng nghề nghiệp của em? Vì sao em chọn BIDV…. thì BIDV cũng hỏi nhiều Câu liên quan đến Hiểu biết chung – Kinh tế văn hoá xã hội.
Mục đích của những câu hỏi này là để đánh giá xem “các bạn trẻ sinh viên” và như bạn là ứng viên hiện nay đang cập nhật tình hình thông tin kinh tế - tài chính đến mức nào? Có cách suy nghĩ ra sao? Thăm dò khả năng ứng xử và tư duy nhanh của ứng viên.
Đó là những dạng câu hỏi phỏng vấn như sau:
1.      Trong kỳ bầu cử quốc hội vừa rồi, tỷ lệ người dưới 40 tuổi trúng cử và quốc hội tăng 1,3% so với cùng kỳ Quốc hội khoá 13. Em có suy nghĩ gì về điều này?
2.      Nguyên nhân chính gây nên Lạm phát tại Việt Nam. Theo em là gì?
3.      Một doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn 10,000 USD để thanh toán cho một hợp đồng mua thiết bị có giá 3,8 tỷ VNĐ. Doanh nghiệp có khả năng trả nợ tốt. Chuyên viên tín dụng X đã đồng ý cho vay doanh nghiệp này.
Theo em, chuyên viên tín dụng X đã làm Đúng hay Sai?
4.      Em có biết trong 6 tháng đầu năm 2016 vừa qua, Việt Nam hiện Nhập siêu hay Suất siêu. Mặt hàng nào Xuất khẩu nhiều nhất, mặt hàng nào Nhập khẩu nhiều nhất?
5.      Khi Việt Nam gia nhập TPP thì ngành nào được hưởng lợi nhất? Vì sao?
Gạo, Chế biến thuỷ sản, Xăng dầu, Linh kiện điện tử, Dệt may
6.      Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P xếp hạng Việt Nam thế nào? Ai quản lý tổ chức ấy?
7.      Em hiểu gì về câu "Thương trường là Chiến trường"?
8.      Em có nhận định tình hình kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016?
9.      Phân biệt Chính sách tiền tệ nới lỏng, thắt chặt, chặt chẽ. Năm 2016, NHNN đang áp dụng chính sách tiền tệ nào?
10.  Có mấy phương pháp định giá? Theo em khi định giá bất động sản (nhà/đất) thì hay dùng phương pháp nào? Vì sao?
11.  Theo em thế nào là đạo đức nghề nghiệp? Hãy cho vài ví dụ.
12.  Dự trữ bắt buộc là gì? Số tiền đi vay giữa các tổ chức tín dụng với nhau có phải trích dự trữ bắt buộc không?
13.  Thời gian ân hạn là gì? Cách xác định thời gian ân hạn?
14.  Vì sao trong các loại tài sản hình thành trong tương lai, lại không bao gồm QSD đất và Nhà nước cấm không cho phép nhận thế chấp loại tài sản là QSD đất hình thành trong tương lai?
15.  Tỷ giá vàng, tỷ giá đô la, vàng và đô la có mối quan hệ như thế nào?
16.  Ở trường học đại học em ghét nhất môn học nào? Vì sao?
17.  Em hiểu thế nào về câu thành ngữ “Đếm cua trong lỗ”?
18.  Hồ sơ tín dụng gồm những loại nào? Theo em hồ sơ nào là quan trọng nhất?
19.  Tài khoản lưỡng tính (trên bảng cân đối kế toán) là gì? Có đặc điểm như thế nào?
20.  Nêu sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị?

Xem thêm


Giao dịch viên QHKH Cá nhân-RM Hỗ trợ tín dụng Thực tập sinh Agribank - NH Nông nghiệp & PTNT BIDV - NH Đầu tư phát triển VN Vietinbank - NH Công thương VN Vietcombank (VCB) - NH Ngoại thương VN LienVietPost Bank (LVPB) - NH Bưu Điện Liên Việt MB Bank - NH Quân Đội Techcombank - NH Kỹ Thương Tổng cục Thống kê
Nhắn cho chúng tôi